CHĂM SÓC ĐỜI SỐNG TÂM LINH
Tâm linh có một đời sống riêng, luôn chuyển hóa. Sự chuyển hóa của tâm linh trong từng “sát na” ( giây, hoặc nhỏ hơn giây ). Mọi suy nghĩ, lời nói, hành động đều tạo tác nghiệp và đều làm chuyển hóa tâm linh.
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
CHĂM SÓC ĐỜI SỐNG TÂM LINH 2
Với một Bồ Tát ( tu tại gia hoặc xuất gia ) - việc chăm sóc tâm linh không thể không nhằm đến mục đích tối thượng, đó là: phá bỏ ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.
Làm sao để có thể phá bỏ nổi bức thành trì kiên cố này ?
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
CHĂM SÓC ĐỜI SỐNG TÂM LINH 3
Ngày cuối cùng – trước khi đức Phật nhập Niết Bàn ấy – tại giữa rừng Sa-la, dưới cây song thọ, trong không gian thật vắng lặng, yên tĩnh … điều mà đức Thế Tôn nhắn nhủ các đệ tử không thể “xem thường”, không thể “lơ là”, không thể “không nỗ lực, tinh tấn” … trong tu tập – đó là: phải giữ nghiêm giới, luật ( thuộc phạm trù Hạnh ).
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
ĐỜI SỐNG TÂM LINH : Thực tập thiền
Thiền, là một trong những yêu cầu của Bồ Tát ( thiền định - để đi đến trí tuệ Ba-La-Mật-Đa ). Thực ra, thiền định không phải chỉ dành riêng cho Bồ Tát - mà mọi người đều rất cần đến nó. Những lợi ích nhiều mặt từ thiền định là vô cùng to lớn. Xin giới thiệu phương pháp thực hành thiền của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh:
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
Tại sao lại phải ngồi thiền ?
Thiền sư Thích Thanh Từ có bài viết ngắn lý giải khái quát câu hỏi này
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
HẠNH PHÚC VĨNH HẰNG
Kinh “Tất Cả Các Lậu Hoặc” trong bộ Kinh Trung Bộ, đã đề cập đến vấn đề thiết thực nhất đối với loài người, đó là: việc tiêu trừ vĩnh viễn sự khổ. Một khi tiêu trừ vịnh viễn sự khổ – cũng có nghĩa mang đến hạnh phúc vĩnh hằng. Hạnh phúc có được này – không ở đâu xa – nó có mặt, nó tồn tại – ngay trong cuộc đời này. Đó là những vị Bồ Tát đã thực sự đạt đạo quả A-La-Hán vậy.
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
Đức Phật mong: Hãy là người trí thức, sang, giàu ...
Kinh Không Uế Nhiễm trong bộ Kinh Trung Bộ mong rằng mọi người không uế nhiễm ( không nhiễm những dơ bẩn do tham, sân, si mang lại ). Một khi không uế nhiễm sẽ trở thành người ưu thắng. Với nghĩa của đời thường, đức Phật mong muốn rằng: hãy trở thành người sang, giàu, trí thức, nổi tiếng, khỏe mạnh, sống lâu … đừng nên trở thành kẻ hạ liệt: hèn, nghèo, thất học, lu mờ, bệnh hoạn, chết yểu …
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
Đức Phật trả lời: Làm sao trở thành đại gia, xuất ngoại ?
Làm sao khi tái sanh được ở trong một gia đình đại gia – cực kỳ giàu sang ?
Làm sao khi tái sanh được ở trong một gia đình quý tộc ?
Có “xuất ngoại” được không, khi tái sanh trong đời người sắp tới ?
Như đã trình bày, đây là những mối quan tâm thiết thực của con người. Những mối quan tâm này chẳng có gì là sai trái – cũng không thể xem đây là lòng tham của con người – càng không thể có thái độ “coi khinh”, đánh giá thấp vấn đề này của con người.
Đơn giản, đây chỉ là ước muốn của những người – chưa muốn đi đến cứu cánh giải thoát. Và, đơn giản hơn, đây là quyền lựa chọn theo sở thích, ý nguyên riêng của mỗi người.
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
ĐỂ ĐƯỢC ĐỊA VỊ CAO VÀ XÃ HỘI TÔN QUÝ
Tiểu kinh Mãn Nguyệt ( trăng tròn đầy ) trong bộ Kinh Trung Bộ – có có thể xem là một định nghĩa của Thế Tôn – đầy đủ nhất về hai loại người: bất chánh và chơn chánh
Thế giới ( cảnh giới ) của họ sau khi chết, với người bất chánh đó là: Địa ngục hoặc Bàng sanh ( súc sanh ) ; với người chơn chánh đó là: Đại tánh của chư Thiên hay đại tánh của loài người – có nghĩa: nếu sanh vào cảnh giới chư thiên – thì căn tánh là đại tánh – còn nếu như sanh vào cảnh giới của loài người – thì, căn tánh cũng là đại tánh.
Ở thế giới loài người: với đại tánh này, không những trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều chiếm lấy địa vị cao – mà còn được sự tôn quý của toàn xã hội.
TU THIỀN PHẢI ĐI TỪ CỬA KHÔNG
Nhân dịp đại lễ Phật Đản Phật lịch 2557 (2013 ), đại lão Hòa thượng Thích Thanh Từ có bài viết hết sức bổ ích và thiết thực đối với người tu hành. Xin trân trọng giới thiệu ...
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
TRONG NHỮNG LỜI DI HUẤN CUỐI CÙNG ...
Bên cạnh kinh nổi tiếng "Lời dạy cuối cùng" - đã giới thiệu - xem trong phần "Tác phẩm kinh" - ở đây, cũng là những lời di huấn trong những ngày cuối đời người của đức Phật. Xin trân trọng giới thiệu ...
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
THỨC TỈNH
Những gì Thế Tôn để lại, trao cho chúng ta – là cả một tài sản quý giá không có gì so sánh được – tài sản ấy không ngoài gì khác, đó là: những lời giáo hóa vàng ngọc.
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
TRÍ TUỆ PHẬT
Nếu cần một định nghĩa về Trí tuệ Phật, đó là: Trí tuệ của sự khách quan. Nói một cách khác, Trí tuệ Phật, đó là ( nhận thức về ) nhân sinh quan, thế giới quan ( một cách ) hoàn toàn khách quan ...
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF
HÃY DẠY TRẺ CON BẰNG TRÍ TUỆ PHẬT
Việc giáo dục trẻ con là vấn đề hết sức hệ trọng. Thông thường, các bậc cha mẹ đều muốn giành cho con những gì tốt đẹp nhất, chẳng hạn: ăn ngon, mặc đẹp … Điều đó là đáng quý, không có gì sai, tuy nhiên, điều đáng quý hơn nữa lại là : một nền tảng đạo đức vững chắc giúp cho các bé vững vàng bước vào đời sau này.
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF