TÀI THÍ
Như vậy, so với Pháp thí, Tâm thí thì Tài Thí là phương pháp đứng hàng thứ ba ( so về phước đức đạt được ) của pháp Bố thí.
Tài thí là phương pháp dễ thực hiện nhất vì nếu như có tiền, có của cải vật chất đem cúng dường, cho, biếu … thế là xong.
Trong kinh “Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa”, điều đáng lưu ý: để có được phước đức lớn lao, việc bố thí là không được dựa vào đâu: không dựa vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Xuất phát từ ban đầu là tìm kế sinh nhai rồi từng bước trở nên giàu có, Sự giàu có luôn có những điều này điều khác – cho nên việc tài thí là rất cần thiết.
Bên cạnh việc tài thí, dùng tiền bạc của cải vật chất để thực hiện công quả Pháp thí và Phát tâm( tâm thí ) để tu tập thì phước đức sẽ là rất lớn.
Trong kinh “Tiểu Nghiệp Phân Biệt”, thuộc bộ kinh Trung Bộ Tập Ba, đã chép lại những câu trả lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với thanh niên Subha Todeyyaputta, Đức Phật đã trả lới vấn đề liên quan đến tài thí: việc tài thí sẽ giúp người tài thí trở nên giàu có - trong đó, cúng dường chư Tăng mang lại phước đức lớn hơn cả ( xem chi tiết ở : "Hãy giáo dục trẻ con bằng trí tuệ Phật" ).
DỨC PHẬT DẠY VỀ BỐ THÍ, CÚNG DƯỜNG
Trong kinh "Phân Biệt Cúng Dường" của bộ Kinh Trung Bộ - Tập 3, Thế Tôn đã giảng dạy rất kỹ về việc bố thí, cúng dường - xin trân trọng giới thiệu ...
Xem chi tiết: File .DOC File .PDF