PHÁP THÍ
Trong các kinh Phật – đặc biệt là bộ kinh “Kim cương Bát Nhã Ba La Mật Đa” cho thấy rằng: Pháp thí là mang lại phước đức lớn nhất – hơn cả việc cúng dường, bố thí bằng tiền bạc, của cải vật chất. Tại sao Pháp thí lại tạo ra công đức hơn cả việc cúng dường, bố thí bằng tiền bạc, của cải vật chất ? Vấn đề này được phân tích rất tỉ mỉ và chứng minh một cách rõ ràng trong mục luận giải kinh “Kim cương Bát Nhã Ba La Mật Đa” ( phần Bố thí và phước đức ).
Pháp thí gồm: Soạn kinh sách Phật ; giảng giải kinh sách Phật ; giảng giải thực hành tu theo pháp Phật ; phổ biến kinh sách Phật bằng các cách: in ( photocopy ) rồi mang biếu, tặng, cho người khác mượn để đọc, đọc cho người khác nghe ; đặc biệt, ngày nay, với phương tiện truyền tải Iternet, con người tiếp cận kinh Phật, những lời giáo hóa của đức Phật ... trở nên dễ dàng - cũng vì vậy, Pháp thí trở thành công việc hết sức đơn giản: chỉ cần giới thiệu cho nhiều người cùng tiếp cận ChuàNet - thông qua địa chỉ website: chuanet.org . Việc giới thiệu cho nhiều người tiếp cận ChuàNet - tức, nhiều người được tiếp cận kinh, nhiều người được học những lời giáo hóa của Thế Tôn - sẽ mang lại phước đức vô cùng vô tận - đó là điều không thể nghi ngại, không thể chối bàn.
Riêng với ChuàNet: Công đức từ website ChuàNet này nguyện hồi hướng cúng dường Thập Phương Chư Phật.
Nhân tiện đây, xin giới thiệu toàn bộ “Tâm kinh Bát Nhã” bản dịch của thiền sư Thích Thanh Từ và hai bài kệ trong bộ kinh “Kim cương Bát Nhã Ba La Mật Đa” – bản tiếng Việt của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Một số người không có điều kiện tiếp xúc với website chuàNet thì in ra cho họ ; giảng giải cho họ hiểu được kinh ( đọc kỹ phần luận giải kinh ) và khuyên họ tụng hàng ngày thì hiệu quả sẽ là vô cùng lớn lao ...
TÂM KINH BÁT NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
( BẢN DỊCH CỦA THIỀN SƯ THÍCH THANH TỪ )
“Khi Bồ-tát quán Tự tại hành sâu trí tuệ cứu cánh rộng lớn, Ngài soi thấy năm uẩn đều không nên vượt qua hết tất cả khổ ách.
Xá-lợi tử ! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.
Xá-lợi tử ! Tướng Không của các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt – cho nên trong tướng Không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức ; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý ; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới ; không có vô minh cũng không có hết vô minh cho đến không có già chết cũng không có hết già chết ; không có khổ, tập, diệt, đạo ; không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.
Vì không có chỗ được, nên Bồ -tát y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên tâm không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết-bàn.
Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhã Ba-la-mật-đa được đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nên biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối.
Vì vậy nói chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa, liền nói chú rằng: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha”.
Hai bài kệ sau đây là bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh:
Bài kệ 1: Bài Kệ 2:
Tìm ta trong hình sắc Tất cả Pháp Hữu Vi
Cầu ta qua âm thanh Như mộng huyễn, bào ảnh
Là kẻ hành tà đạo Như sương như chớp lòe
Không thấy được Như Lai Hãy quán chiếu như thế