KHAI QUAT TRIET LY PHAT - ChuaNet.Org
Trang chủ
Giới thiệu
 
Liên Hệ
 
 
 

LỜI DẪN

Thực chất, triết lý Phật là một hệ thống đơn giản – và kỳ thực cũng không phải là quá cao siêu. Sự cao siêu này – xảy ra nơi triết lý Phật – đó là những vấn đề mà con người – với chất người như hiện có – thì chưa thể thấy nắm bắt được.

Muốn thấy nắm bắt được – đòi hỏi con người phải nỗ lực hơn: thay đổi từ chất người sang chất “siêu người”, cũng là chất Phật.
Một khi đã thay đổi được từ chất người sang chất “siêu người”  – đã thấy nắm bắt được bản chất của mọi sự vật hiện tượng – thì các “câu chuyện” của đức Phật như câu chuyện xã giao, thăm hỏi hằng ngày giữa con người với con người với nhau vậy.

Có một cách khác để hiểu và nắm bắt “câu chuyện” của đức Phật nhanh hơn, đó là: mặc nhiên thừa nhận những điều đức Thế Tôn đề cập là lẽ thật. ( Tạm mượn niềm tin để đi tìm thực chứng. Khi đã nhận biết chắc chắn, niềm tin mượn tạm bợ ban đầu ấy sẽ không còn cần thiết. Khi sử dụng một số pháp Phật, một số điều có thể thực chứng – ngay trong hiện tại, chẳng hạn như: đoạn trừ phiền não, dần trú trong an lạc ... ).

Xem chi tiết:   File .DOC     File .PDF

NHÂN - QUẢ ( Nghiệp và quả nghiệp )

Có lẽ triết lý Nhân - Quả của nhà Phật được nhiều người quan tâm hơn cả. Bởi đây là vấn đề liên quan mật thiết đến những mong ước của con người: Được khỏe mạnh, đẹp đẽ, giàu sang, có địa vị cao trong xã hội ... Những mong ước này không thể là không chính đáng, thiết thực. Để đạt được điều này, không có gì khác là thực hiện theo quy luật khách quan, bất biến - đó là Nhân - Quả.

Trong hai kinh: "Tiếu Nghiệp Phân Biệt và Đại Nghiệp Phân Biệt" Thế Tôn đã giảng giải về triết lý này rất rõ, xin trân trọng giới thiệu

Xem chi tiết:   File .DOC     File .PDF