TAM THI - ChuaNet.Org
Trang chủ
Giới thiệu
Liên Hệ
 
 
 

TÂM THÍ

Tâm thí có ý nghĩa phát tâm để bố thí, cúng dường. Tuy nhiên, phát tâm để Bố thí, cúng dường không phải là vấn đề đơn giản như mọi người hằng tưởng – đặc biệt, phát tâm để bố thí – không khéo bước vào con đường Hữu vi lúc nào không hay.
Trước khi nói sâu hơn về việc phát tâm bố thí, xin nói trước việc phát tâm cúng dường Tam Bảo – đây là vấn đề đơn giản hơn:
Việc phát tâm cúng dường Tam Bảo – chỉ cần hàng ngày hướng về Tam Bảo: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng – đặc biệt, luôn giữ giới ( ngũ giới ), hạnh ( hạnh Bồ Tát, nếu phát tâm tu theo hạnh Bồ Tát tại gia ). Giữ giới, hạnh – tựa như giữ con ngươi của mắt mình. Không giữ được giới, hạnh – chẳng khác nào chọc con ngươi mắt mình cho mù đi để sống trong vô minh tăm tối vậy. Trong kinh “Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa”, tư tưởng thâm sâu của đức Thế Tôn là: một Bồ Tát ( tại gia hay xuất gia ) phải luôn phát tâm ( tâm thí ) giữ hạnh Bồ Tát – giữ trọn vẹn hạnh Bồ Tát của mình, thong thả bước đi, không “ngoái đầu nhìn lại” – thì sao mà không đến cõi Phật được ?! Chỉ vì sự “hơn thua – cao thấp” mà “lăng xăng” – “lăng xăng” như thế có khác nào trò hề. Một Bồ Tát chỉ “diễn” trò hề – thì đó có là Bồ Tát đích thực ? 
Việc phát tâm bố thí – để “độ” cho người khác thế này thế nọ … đó là việc … hỡi ôi ! Rất nhiều người lầm tưởng, cho rằng: mình phát tâm – mong cầu ( thực ra là “độ” ) cho người nào đó ( chúng sanh ) được như thế này, thế nọ – là việc phước đức, nên làm.
Việc mong cầu – thực chất là “độ” ấy – là việc cho đi – thực chất là ban phát. Vậy, ai ban phát ? Ban phát cái gì ? Lấy ở đâu để ban phát ?
Còn nếu như nói rằng: việc mong cầu ấy – không phải là “độ” – không phải là việc cho đi – không phải là ban phát – chỉ là xin dùm, xin hộ ...   thì đó là chuyện “tài lanh”, vô duyên chưa từng thấy, đó là: ai mướn phải xin dùm, xin hộ ?
Trong kinh “Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa” ( phần luận giải ) đã nói rất rõ, rất sâu về vấn đề này – ở đây xin không lập lại, chỉ nhắc nhở rằng: việc tu, cho dù đã thành Phật, đạt đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác – với muôn vàn phép thần thông – cũng không phải là để ban phát, ban ơn ...
Vậy, thực hiện Tâm thí như thế nào ?
Chỉ nên dùng phương tiên nào đó phù hợp – khuyên họ cũng phát Tâm quy y Tam Bảo. Chỉ nên dùng phương tiên nào đó phù hợp – khuyên họ xa rời các pháp Hữu Vi.

Trong nhà chỉ lập bàn thờ Phật – và bàn thờ Cửu huyền thôi . Vì sao ? Việc thờ Phật và việc thờ cúng Tổ tiên giòng tộc là việc dung hợp có truyền thống hàng ngàn năm. Hai bàn thờ có những “không gian” tách biệt nhất định – và “không gian” thờ Phật bao giờ cũng cao hơn “không gian” thờ Cửu Huyền ( thất Tổ ).

Thờ Phật – là theo con đường tu với cứu cánh của là Vô Vi.”Không gian” thờ Phật đòi hỏi thanh tịnh ( trang nghiêm). Vì vậy, việc đưa lên bàn thờ Phật – những gì thuộc Hữu Vi – thì ngay lập tức – “không gian” thờ ấy không còn là “cõi” Phật. Vì sao ? Vì Hữu Vi là không thanh tịnh ( không trang nghiêm ). Tại sao Hữu Vi là không thanh tịnh ( không trang nghiêm ) ? Vì cứu cánh Hữu Vi là Hữu Vi – có nghĩa còn sanh – diệt ; còn sanh – diệt là còn tham-sân-si. Còn tham-sân-si là không thanh tịnh.
Những người tu Phật – mà không dứt được Hữu Vi – thì tâm không thể an được ( vẫn luôn nóng nảy, lo âu, buồn bực, sợ hãi … ). Những người như vậy, thực chất bên trong họ là không Phật.

Còn nếu như mang những gì thuộc Hữu Vi lên bàn thờ Cửu huyền – thì Tổ tiên, ông bà ( bị đuổi ) ra “ngoài đường”. Sự dung hợp giữa “không gian” thờ Phật và “không gian” thờ Cửu huyền ( thất Tổ ) – có truyền thống hàng ngàn năm – vì vậy khi Tổ tiên phải ra “ngoài đường”, “không gian” Phật cũng sẽ không còn là “cõi” Phật.

Như vậy, cúng dường Tam Bảo không gì bằng phát tâm tu theo những lời Phật dạy và thực hiện Tâm thí bố thí –  cũng chỉ nên  dùng phương tiên nào đó phù hợp khuyên người nào đó xa rời các pháp Hữu Vi hướng đến tu Phật nhằm giúp họ giữ được đạo lý, xa lìa sự khổ, trú trong an lạc.

P.T.C